Phân biệt tinh dầu và dầu nền
Chúng ta thường nghe tinh dầu và dầu nền. Cả hai đều được chiết xuất từ thực vật nhưng tinh dầu và dầu nền có rất nhiều điểm khác nhau. Vậy chúng có công dụng như thế nào? Làm sao để phân biệt tinh dầu và dầu nền.
Cùng Tinh dầu Hằng Phan tìm hiểu về đặc điểm phân biệt tinh dâu và dầu nền nhằm giúp bạn lựa chọn khi cần nhé.
-
Dầu nền (tiếng Anh là carrier oil/ base oil)
Dầu nền là gì?
Dầu nền là loại dung dịch sánh, có màu vàng nhạt đến vàng đậm, thành phần chính là axit béo, không có mùi hoặc mùi nhẹ, không bay hơi và có thể bôi trực tiếp lên da. Dầu nền có thể bảo quản trong chai nhựa.
Phân loại Dầu nền
- Tùy theo nguyên liệu chiết xuất, dầu nền có thể chia làm 2 loại chính là dầu thực vật và dầu khoáng.
- Dầu thực vật được chiết xuất từ hạt, quả hạch giàu chất béo bằng phương pháp: ép lạnh/ ép nguội, chiết nóng, nghiền…
- Dầu khoáng có nguồn gốc từ dầu mỏ, không màu không mùi và giá rẻ.
- Bạn có thể tìm thấy loại dầu này ở một số sản phẩm dầu massage, mỹ phầm với tên “Paraffinum Liquidum”.
- Dầu khoáng là loại dầu nền có tính hấp thu kém, dễ làm bít lỗ chân lông và khả năng kích ứng cao nên không được khuyên dùng.
Ứng dụng dầu nền
- Dầu nền chứa nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin, acid béo thiết yếu… vì vậy được sử dụng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, nhằm cung cấp dinh dưỡng.
- Dầu thực vật còn được sử dụng để chăm sóc, nuôi dưỡng làn da, sử dụng trong mỹ phẩm, làm đẹp…
- Dầu nền có một số loại phổ biến là: dầu dừa, dầu hạt nho, dầu Jojoba, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu olive…
- Dầu nền có thể dùng riêng hoặc dùng để pha loãng tinh dầu, mang lại tác dụng trong massage trị liệu, dầu tắm…
-
Tinh dầu (Essential oils)
Tinh dầu là gì?
- Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất qua quá trình chưng cất bằng hơi nước và hoặc nước hoặc các phương pháp cơ học, chẳng hạn như ép lạnh.
- Thành phần chiết xuất lấy tinh dầu là từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật.
- Hầu hết các loại tinh dầu thiên nhiên đều không có màu trừ một số loại như: Cam ngọt, sả chanh, hoắc hương… Có màu hổ phách hoặc một số màu khác.
- Tinh dầu nguyên chất mùi thơm dễ chịu và có xu hướng phai nhanh hơn các loại hương liệu. Bao bì bảo quản tinh dầu nguyên chất hiệu quả nhất phải là chai thủy tinh có màu tối hoặc chai nhôm chuyên dụng.
Phân loại tinh dầu
Tinh dầu có thể phân thành 2 loại dựa theo độ nguyên chất.
- Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên.
Với một hàm lượng nhất định chúng thường ăn uống được, rất tốt và an toàn cho sức khỏe, trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được.
- Tinh dầu không nguyên chất (pha trộn) là tinh dầu thiên nhiên đã pha với các thành phần hóa học khác, nguyên liệu rẻ tiền… không đạt nồng độ trị liệu có lợi cho cơ thể.
Ứng dụng tinh dầu
- Tinh dầu ứng dụng làm đẹp: chăm sóc da và tóc như giữ và làm cho da mượt mà, mềm mại kích hoạt làm tiêu mỡ thừa dưới da, giúp da săn chắc ngăn ngừa mụn trứng cá. Với công dụng này, các spa đưa vào một trong các bước của liệu trình làm đẹp.
Một số tinh dầu có công dụng làm đẹp: tinh dầu Oải hương, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu trà xanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu cam…
- Tinh dầu giúp trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về khớp, trị liệu các vấn đề về gan, thận, mất ngủ, giải độc cho cơ thể, thư giãn, giảm stree như như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng…
Một số tinh dầu tốt cho sức khỏe như: tinh dầu Oải hương, tinh dầu gừng, tính dầu tràm gió, tinh dầu cam, tinh dầu bạc hà…
- Tinh dầu tạo mùi thơm nhẹ nhàng, được sử dụng khuếch tán trong không gian mang lại cảm giác thư giãn dễ chịu như tinh dầu sả chanh, tinh dầu cam, tinh dầu oải hương, tinh dầu ngọc am…
Xem chi tiết về tinh dầu và công cụng của tinh dầu tại đây: https://tinhdauhangphan.com/tinh-dau-la-gi-cong-dung-tinh-dau/
-
Phân biệt khác nhau giữa tinh dầu và dầu nền
Để phân biệt giữa tinh dầu và dầu nền chúng ta có thể dựa vào các đặc tính sau:
Mùi:
- Tinh dầu có mùi nồng hơn và không thể sử dụng trực tiếp trên da, bởi tinh dầu có thể gây bỏng rát và ăn mòn da khi sử dụng trực tiếp.
- Dầu nền thường ít mùi, hoàn toàn an toàn và có thể ăn được.
Bay hơi:
- Tinh dầu bay hơi.
- Dầu nền thì không.
Oxi hóa:
- Tinh dầu: Không bị oxy hoá, không bị ôi thiu hư hỏng, có tính kháng khuẩn. Thường được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên trong các loại mỹ phẩm.
- Dầu nền: Bị oxi hoá theo thời gian, dễ bị hư ôi thiu và có hiện tượng trở mùi vì trong dầu nền có chưa chất béo.
Bảo quản:
- Tinh dầu: Phải được bảo quản trong chai thuỷ tinh, bởi tính dễ phân huỷ với các thành phần trong nhựa và cao su làm biến chất tinh dầu.
- Dầu nền: Ngoài bảo quản trong chai thuỷ tinh, có thể bảo quản trong chai nhựa.
Công dụng chủ đạo dầu nền và tinh dầu
- Tinh dầu thường được dùng trong liệu pháp mùi hương để nâng cao tinh thần, giúp giảm mệt mỏi và dễ ngủ.
Tùy cách thức sử dụng và những đặc tính riêng mà tinh dầu còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau (như bệnh về da, giúp giảm đau, điều trị mụn…).
- Ngược lại, dầu nền giàu dinh dưỡng nên chủ yếu dùng trong nấu ăn, dưỡng da và tóc (như dầu dừa, dầu argan giúp dưỡng tóc rất tốt) hoặc dùng để pha với tinh dầu.
Hotline 0982831028 – Tinh dầu Hằng Phan hỗ trợ bạn thêm thông tin sản phẩm cũng như tư vấn giải pháp cho bạn nhé!
Tham gia cộng đồng tinh dầu thiên nhiên theo dõi những tin tức, chương trình mới nhất của Tinh Dầu Hằng Phan: https://www.facebook.com/Tinh.Dau.Hue.Hang.Phan/