Nguồn gốc tinh dầu tràm. Tìm hiểu tinh dầu Tràm Gió là gì?
Làng nghề sản xuất tinh dầu tràm tại Xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những địa phương nổi tiếng về tinh dầu tràm gió cũng đang từng bước quy hoạch và phát triển thương hiệu tin dầu tràm Huế.
Thống kê của Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Phong Điền, tại địa phương có 15 lò chưng cất với sản lượng 10.000 lít dầu tràm/năm. Một số đơn vị đi đầu trong việc trồng và nhân giống tràm gió để bảo tồn nguồn dược liệu bản địa quý hiếm kể đến như Tinh Dầu Hằng Phan đã đầu tư công tác nghiên cứu cây giống rất bài bản và đã thành công với công suất cung cấp lên đến 50.000 cây/năm đảm bảo đủ cho việc mở rộng diện tích gấp 3 lần hiện nay.
Cùng Tinh dầu Hằng Phan tìm hiểu về tinh dầu tràm gió là gì? Nguồn gốc tinh dầu tràm.
Nguồn gốc tinh dầu tràm
Nguồn gốc của Tinh dầu Tràm bắt nguồn từ câu chuyện Cung đình Huế thời xưa. Những dược sư thời ấy đã theo chúa Nguyễn Hoàng từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong để sinh sống. Tại đây, họ đã nghiên cứu rất nhiều loại cây cỏ. Với mong muốn là tìm ra được một thảo dược đặc trưng của vùng Đàng Trong để tiến vua.
Những dược sư thời ấy đã phát hiện cây Tràm là một loại cây có rất nhiều dầu. Mùi hương chiết xuất từ lá Tràm có mùi hương dễ chịu, có công dụng làm máu bầm tan nhanh, giảm đau nhức, tính dược liệu cao.Tinh dầu Tràm luôn nằm trong danh mục các cống phẩm được tiến Vua thời bấy giờ.
Đến cuộc chiến chống Pháp, các chiến sĩ của quân đội Việt Bắc đã sử dụng tinh dầu tràm để phòng và chữa cảm lạnh, trị muỗi đốt, sát khuẩn đối với các vết thương nhẹ. Tinh dầu tràm đã giúp các chiến sĩ của ta giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết trong thời gian ở rừng.
Người đặt nền móng thương mại hóa là từ một gia đình Tôn Thất (gia đình Hoàng tộc – Đinh Viễn quận vương, hoàng tử thứ 6 của vua Minh Mệnh). Tinh dầu tràm được buôn bán khắp Đông Dương những năm 30 Thế kỷ XX và trở thành sản phẩm thương mại nổi tiếng.
Theo thời gian, người dân xứ Huế kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lưu giữ tinh hoa mà ông cha để lại. Họ phối hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và tri thức hiện đại, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của con người lan toả giá trị tuyệt vời của tinh dầu tràm gió Huế vươn xa.
Từ việc nấu tràm chuyển sang phương pháp chưng cất tạo ra sản phẩm Tinh dầu Tràm với hàm lượng dược chất cao hơn sản phẩm thời xưa đặc biệt với hoạt chất α-Terpineol trong Tinh dầu Tràm gió có tác dụng kháng khuẩn, ức chế cả siêu vi cúm, giúp phòng ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp.
Trong cuộc sống ngày nay, tinh dầu Tràm ngày càng được người dân sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam. Bởi lẽ công dụng của tinh dầu tràm cực kỳ tuyệt vời đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Không chỉ vậy, nguồn gốc tinh dầu tràm cũng được lan truyền rộng rãi hơn.
Tinh dầu Tràm là một sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, làm một món quà không thể thiếu mỗi khi du khách đến thăm vùng đất Cố đô. Tinh dầu Tràm Gió không chỉ tiêu thụ trên địa bàn Huế mà còn trên khắp cả nước và các quốc gia khác ở khu vực châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Tinh dầu tràm gió
Giới thiệu cây tràm gió
Cây tràm gió là loài cây bụi mọc phổ biến trong phạm vi hệ sinh thái đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Việt Nam là một trong hai nước có diện tích tràm lớn nhất Thế Giới, được trồng nhiều tại các tỉnh miền trung Huế, Quảng Trị…
Cây gỗ nhỏ, trung bình cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp, nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm. Ở ngọn cây có hoa 3-7cm, phía cuối tiếp tục mọc lá, đài và tràng nhỏ, nhụy nhiều, trắng, dài 10-12mm. Có quả nang nhỏ không cuống, hình trụ, có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa rất nhiều hạt và mày, hạt phát tán bằng cách chẻ ô. Hạt Tràm rất nhỏ, không có nội nhũ. Hạt non màu trắng sữa khi chín chuyển màu cánh gián hoặc xám nâu.
Công dụng của cây tràm gió: Gỗ cây tràm gió được dùng làm cột, sàn nhà, hàng rào… Vỏ cây thì dùng làm nguyên liệu để lợp, tráng kín thuyền… Lá tràm gió có vị cay, tính ấm nóng và có mùi hương đặc trưng dễ chịu. Với những đặc tính vừa rồi thì lá cây tràm gió giúp ra mồ hôi, giải cảm và giảm đau, có thể lấy nước để sát khuẩn vết thương…
Phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm gió
Thành phần chính trong tinh dầu tràm là cineol 1,8 (hay còn gọi eucalyptol) và α-Terpineol. Cineol 1,8 chiếm 42 – 60% có tác dụng long đờm, trị ho, giữ ấm còn α-Terpineol (5- 12%) giúp kháng khuẩn tốt mà các dược phẩm có sử dụng hoạt chất tự nhiên từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1 tốt.
Tinh dầu tràm gió có tính ấm, màu hơi xanh nhạt, có mùi thơm dịu đặc trưng.
Nguyên tắc chưng cất: Hơi nước sẽ thấm qua màng tế bào của nguyên liệu chứa tinh dầu, phá vỡ bộ phận này rồi đẩy tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.
Nên mua tinh dầu Tràm Gió chất lượng ở đâu?
Như chúng ta đã biết tinh dầu tràm là một sản phẩm rất hữu dụng trong việc phòng chống cảm cúm có thể dùng tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người già xoa bóp chữa đau nhức xương khớp với các thành phần rất an toàn.
Nhưng khi bị pha trộn sẽ không còn giữ được công dụng cũng như sẽ nguy hiểm khi dùng cho trẻ nhỏ. Trong thực tế ghi nhận nhiều trường hợp các mẹ dùng dầu tràm chất lượng thấp cho con bôi lên vết muỗi cắn hoặc thoa lưng sẽ làm khu vực bị đỏ và nổi phồng rộp, những triệu chứng đó không hề xuất hiện nếu dùng tinh dầu tràm nguyên chất.
Tinh dầu Tràm Gió Hằng Phan được chiết xuất 100% từ cây Tràm Gió, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Thành phần: 100% tinh dầu tràm, có nguồn gốc tự nhiên. Thành phần chủ yếu: Cineol, Eucalyptol, ampha-Terpineol và các thành phần khác.
Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, đăng ký KĐCL: KT3-05406HO5 do Quatest 3 cấp.
Với thông tin và các tính năng cơ bản trên, bạn có nên cân nhắc có ngay một lọ Tinh Dầu Tràm Gió với nguyên liệu tự nhiên, 100% nguyên chất từ cây Tràm Gió của Tinh Dầu Hằng Phan trong nhà phải không nào?
Hỗ trợ tư vấn và mua hàng liên hệ: 0982 831 028.
Tham gia cộng đồng tinh dầu thiên nhiên theo dõi những tin tức, chương trình mới nhất của Tinh Dầu Hằng Phan. Link https://www.facebook.com/Tinh.Dau.Hue.Hang.Phan