tinh-dau-&-tac-dong-voi-he-mien-dich

Tinh dầu & tác động với Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là gì? Tinh dầu có thể tác động gì với hệ miễn dịch? Và có lợi ích gì cho hệ miễn dịch hay không? Hãy cùng Tinh dầu Hằng Phan đi tìm câu trả lời nhé!

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là một hệ thống gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người, đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài. Chức năng chính của hệ miễn dịch là nhận diện và loại bỏ những tác nhân gây bệnh để duy trì sức khỏe và trạng thái cân bằng nội tiết.

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh tật. Khi hệ miễn dịch không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh autoimmunity (hệ miễn dịch tấn công chính cơ thể), dễ bị nhiễm trùng, và các vấn đề về sức khỏe khác.

 

he-mien-dich

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh tật.

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm

Tuổi tác: Hệ miễn dịch có thể suy giảm theo tuổi tác. Người già thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với những người trẻ.

Các bệnh lý nền: Các bệnh lý như tiểu đường, HIV/AIDS, lupus, và các bệnh autoimmunity có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Stress: Stress cả tinh thần và cơ bản có thể làm tăng sản xuất các hormone stress như cortisol, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch.

Thiếu ngủ: Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm giảm khả năng của hệ miễn dịch.

Chế độ luyện tập quá mức hoặc không đủ: Luyện tập ở mức độ quá mức hoặc không đủ đều có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Luyện tập đều đặn vừa phải thường tốt cho sức khỏe miễn dịch.

Chế độ sống không lành mạnh: Việc hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều rượu, và các thói quen không lành mạnh khác có thể làm suy giảm hệ miễn dịch.

Tinh dầu và tác động với hệ miễn dịch

Tinh dầu được chiết xuất 100% từ thiên nhiên chủ yếu từ các dược liệu quý của Việt Nam và từ lâu đã được biết đến như một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống oxy hóa,… Đặc biệt Tinh dầu còn được ứng dụng và điều trị trong Y học cổ truyền và được Bộ Y Tế khuyến khích vào phòng và chữa bệnh Covid-19 ức chế các yếu tố nhân lên của virus.

Theo những hướng dẫn của Bộ Y Tế ngoài dùng thuốc, bệnh nhân có thể tập thở, xông hơi với các loại thuốc tinh dầu. Nguyên liệu có thể là sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió…Từ đó cho thấy việc ứng dụng Tinh dầu để phòng tránh và chữa bệnh có khả năng phục hồi và chuyển biến xấu. Cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu có thể tác động lên hệ miễn dịch.

Tinh dầu Sả Chanh – Tăng cường hệ miễn dịch

Tinh dầu sả chanh là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và thân của cây sả chanh, có tên khoa học là Cymbopogon Citratus (Lemon grass). Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dịu mát, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm ấm cơ thể, thư giãn tinh thần.

Người ta đã sử dụng sả trong y học cổ truyền để giảm đau, chữa các vấn đề về dạ dày và hạ sốt. Đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng nấm của nó cũng có thể mang lại những lợi ích khác.

Tinh dầu sả chanh làm tăng hệ thống miễn dịch vì trong thành phần của nó có chứa nhiều vitamin là A, B2, B2, B3, B5, C, Folate. Ngoài ra còn có các loại khoáng chất magie, mangan, kali, kẽm, sắt…. Ngoài ra, nhờ đặt tính diệt khuẩn và vi sinh vật, tinh dầu sả chanh còn giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh…

 

Tinh-dau-sa-chanh

Tinh dầu sả chanh làm tăng hệ miễn dịch vì trong thành phần của nó có chứa nhiều vitamin là A, B2, B2, B3, B5, C, Folate

Xem thêm Tinh dầu Sả Chanh tại đây

Tinh dầu Bạc Hà – Kháng khuẩn, chống viêm

Cây Bạc Hà là một loại cây thuộc họ Lamiaceae. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm hắc vì có chứa tinh dầu menthol. Lá Bạc Hà có chứa một số loại tinh dầu bao gồm tinh dầu Bạc Hà, menthol và limonene. Menthone cung cấp cho Bạc Hà đặc tính làm mát tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau, tạo mùi thơm mát, giảm đau.

Tinh dầu Bạc Hà giúp lưu thông máu, chống ngạt mũi, tốt cho người xoang mũi, viêm mũi dị ứng. xua đuổi côn trùng. Chống cảm cúm, chống viêm hiệu quả,…

 

Tinh-dau-bac-ha

Menthone cung cấp cho Bạc Hà đặc tính làm mát tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau, tạo mùi thơm mát, giảm đau.

Xem thêm Tinh dầu Bạc Hà tại đây 

Tinh dầu Oải Hương – Chống trầm cảm – kháng khuẩn

Tinh dầu Oải hương còn được biết với cái tên là tinh dầu lavender. Tinh dầu Oải hương được chiết xuất từ một loại cây có tên khoa học là Lavandula angustifolia. Oải hương là một loại bụi mọc hoa xuất xứ từ Bắc Phi và vùng Địa Trung Hải.

Tinh dầu Oải hương được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước và là một trong những tinh dầu thiên nhiên được ưa chuộng nhất với nhiều lợi ích sử dụng để làm thuốc an thần, chống trầm cảm, kháng khuẩn cũng như chăm sóc da.

Trong Thế chiến II, tinh dầu lavender được sử dụng như một chất khử trùng trong phẫu thuật. Ông Rene-Maurice Gattefossé phát hiện rằng tinh dầu giúp người bệnh mau lành, lại không để lại các tác động phụ như chất khử trùng bấy giờ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ 1: 1 của các loại dầu này được cho là hiệu quả nhất trong việc chống lại nấm Candida albicans và Staph aureus – hai nguyên nhân phổ biến của nhiều bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn dẫn đến viêm phổi đường hô hấp và nấm da.

Năm 2012, một nghiên cứu tiến hành trên 28 phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh. Trong vòng 4 tuần, cứ 2 lần/tuần và mỗi lần 15 phút, những người phụ nữ này được xông hương thơm tinh dầu Oải hương trong phòng ngủ. Nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng của hoa oải hương với việc chống trầm cảm.

Tinh-dau-oai-huong

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ 1: 1 của các loại dầu này được cho là hiệu quả nhất trong việc chống lại nấm Candida albicans và Staph aureus – hai nguyên nhân phổ biến của nhiều bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn dẫn đến viêm phổi đường hô hấp và nấm da.

Xem thêm Tinh dầu Oải Hương tại đây

Tinh dầu Quế – Tăng lưu thông tuần hoàn máu

Quế là dược liệu có vị cay nóng và tính ôn. Dược liệu được cả Đông y và Tây y “trọng dụng” vì hiệu quả cải thiện sức khỏe rất tốt. Trong thành phần của quế có mùi hương đặc trưng, vị ngọt hơi cay, từ lâu đã được sử dụng như một loại gia vị, một vị thuốc Đông Y. Tinh dầu Quế có tính nóng có khả năng sát trùng, khử khuẩn, ngắt cơn ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, tăng lưu thông tuần hoàn máu, đánh tan vết bầm tím, trị sưng tấy đau cơ khớp…

Tinh-dau-Que

Tinh dầu Quế có tính nóng có khả năng sát trùng, khử khuẩn

Xem thêm Tinh dầu Quế tại đây

Tinh dầu Tràm – ức chế siêu vi cúm

Tinh Dầu Tràm Gió chiết xuất từ cây Tràm Gió (là loại cây trồng rất nhiều ở vùng Thừa Thiên Huế) bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ thân, cành, lá của cây. Thành phần chủ yếu của Tinh dầu Tràm Gió là Cineol, α-Terpineol và các hoạt chất khác… Trong đó hàm lượng Cineol đóng vai trò quan trọng nhờ tính kháng khuẩn, ức chế cả siêu vi cúm, giúp phòng ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp.

Nhiều nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8 ‐ cineol và α ‐ terpineol có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ký sinh trùng. Vì vậy chúng còn có khả năng ức chế mạnh với Covid – 19.

Tinh-dau-tram-gio

Tinh dầu Tràm gió có tính kháng khuẩn, ức chế cả siêu vi cúm, giúp phòng ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,…

 

Xem thêm Tinh dầu Tràm tại đây

Cách sử dụng Tinh dầu tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

1. Xông hơi với Tinh dầu

Cho từ 3 – 5 giọt tinh dầu vào một bát nước nóng, để mặt cách mặt nước khoảng 20 – 25cm, trùm kín khăn trên đầu và xông hơi khoảng 10 phút. Hãy lưu ý không dùng nước quá nóng và phải nhắm mắt hoặc dùng kính bơi để bảo vệ đôi mắt.

2. Hít trực tiếp Tinh dầu

Bạn có thể bôi tinh dầu trực tiếp vào lòng bàn tay và hít nhẹ mùi hương lưu lại. Tinh dầu sẽ giúp làm ấm và giữ ấm đường hô hấp ngăn ngừa ho đờm, cảm mạo ở người lớn và đặc biệt ở trẻ em. Hoặc có thể bôi tinh dầu vào áo, cổ tay, khẩu trang. Lưu ý, tránh đặt tinh dầu gần mắt. Nếu vô tình tinh dầu dính vào mắt, bạn hãy nhỏ dầu nền như hạnh nhân hoặc ô liu để làm loãng tinh dầu chứ đừng dùng nước để rửa.

3. Sử dụng máy khuếch tán Tinh dầu

Chúng ta có thể sử dụng đèn xông tinh dầu, thiết bị khuếch tán, nến thơm để lan tỏa hương thơm từ tinh dầu ra không gian như phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, điều này giúp bạn nâng cao tinh thần, giảm stress và làm việc hiệu quả hơn. Tinh dầu được sử dụng với cách này giúp tinh dầu loãng bớt nhưng không ảnh hưởng đến tính trị liệu của tinh dầu, thành phần tự nhiên trong tinh dầu giúp hệ miễn dịch thêm mạnh mẽ, phòng chống các vi khuẩn, đặc biệt vi khuẩn theo thời tiết.

Xem thêm máy Khuếch tán tại đây

===================

#tinhdauhangphan #goancamxuc #tinhdauthiennhien

TINH DẦU HẰNG PHAN – GỢI NGÀN CẢM XÚC!
🌿Adress: 37 Đoàn Thị Điểm, P.4, Tp. Vũng Tàu
🌿Hotline: 0982 831 028

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội