z4083108638969 a1024262b000410d14b02490de757dd9

CÂU CHUYỆN VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU

TẾT NGUYÊN TIÊU LÀ GÌ?

Tết Nguyên Tiêu là tết đêm rằm đầu tiên của năm mới, Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào Rằm Tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN TIÊU

Ở Việt Nam, ngày Rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5 và dân gian có câu thành ngữ “Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm”.

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, TPHCM với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến), đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, lì xì, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa… đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020.
Với người Việt Nam, rằm tháng Giêng cũng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Trong ngày này, nhiều gia đình thường lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn, mọi nhà đều thắp hương và làm cơm cúng gia tiên, thần linh để tri ân và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Theo phong tục tại Việt Nam, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế. Các gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 – 12.

Tết nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới, đây là thời điểm thích hợp để mỗi gia đình chúng ta có thể cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc, vì thế lễ hội này được rất nhiều sự quan tâm và tham gia của rất nhiều người giới phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” qua câu tục ngữ đó đã nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.

Bên cạnh đó, món quà nhỏ dành tặng cho cha mẹ, ông bà vào ngày này cũng là một điều vô cùng ý nghĩa. Tinh dầu Gừng Hằng Phan là một gợi ý rất phù hợp cho dịp Tết Nguyên Tiêu. Được chiết xuất từ củ gừng tươi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, tinh dầu gừng Hằng Phan giúp tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm ấm cơ thể vào những ngày se lạnh đầu năm. Massage bằng tinh dầu gừng còn giúp làm giảm đau nhức xương khớp và phòng các bệnh ho, cảm do thay đổi thời tiết.
Với những công dụng trên, Hằng Phan tin rằng Tinh dầu Gừng chính là một món quà sức khoẻ đầy ý nghĩa cho gia đình bạn vào dịp đặc biệt này.

Nguồn: Báo Thanh Niên.

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội

Để lại bình luận