Chứng nhận Tràm năm gân

CHỨNG NHẬN TRÀM NĂM GÂN

Sau khi vào Việt Nam, cây Tràm năm gân (đã được lai tạo và đặt tên) khẳng định tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp tinh chế tinh dầu thiên nhiên. Các chứng nhận của Tràm 5 gân sẽ được liệt kê trong bài viết.

Chứng nhận Tràm năm gân thích nghi tốt với nhiều hệ sinh thái

Tràm năm gân (five – veined paperbark) có tên khoa học là Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T. Blake. Phân bố tự nhiên ở Papua New Guinea và ven biển phía đông Australia tại các bang Queesland và New South Wales. Sau đó du nhập vào Việt Nam được lai tạo và đặt tên gọi hiện nay là Tràm năm gân.

Để đánh giá và chứng nhận ưu điểm tuyệt vời của giống cây này, Viện Cải thiện giống và phát triển lâm sản đã thực nghiệm và công bố kết quả trong giữa năm 2017. Theo đó, kết quả khảo nghiệm đã chứng nhận về khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt của Tràm 5 gân ở các khu vực sinh thái khác nhau. Cụ thể, dưới đây là bảng kết quả được Hằng Phan cắt từ thông báo của Khoa học Nông nghiệp.

Khí hậu các vùng trông thử nghiệm Tràm 5 gân

Đặc điểm các khu vực trồng khảo nghiệm cây lấy tinh dầu

Sinh trưởng và tinh dầu các dòng vô tính của Tràm 5 gân tại Ba Vì

Sinh trưởng và tinh dầu các dòng vô tính của Tràm 5 gân tại Ba Vì (tháng 8/2014-11/2016)

Sinh trưởng và phát triển tinh dầu dòng Q15 và Q18 tại Phú Lộc

Sinh trưởng và phát triển tinh dầu dòng Q15 và Q18 tại Phú Lộc (trồng tháng 3/2011, đo tháng 6/2014, 4 lặp, 8 cây/dòng)

các dòng vô tính của Tràm 5 gân tại Phú Lộc

Sinh trường và tinh dầu các dòng vô tính của Tràm 5 gân tại Phú Lộc (tháng 2/2015-8/2016, 4 lần lặp, 10 cây/lặp)

các dòng vô tính của cây tại Thạnh Hoá

Sinh trưởng và tinh dầu các dòng vô tính của cây tại Thạnh Hoá (tháng 12/2014-11/2016, 4 lần lặp, mỗi lần 10 cây)

Chứng nhận Tràm năm gân có lượng tinh dầu thiên nhiên giá trị cao

Cây có hàm lượng tinh dầu trong lá tươi đạt từ 1,3- 2,4%. Tỷ lệ 1,8-cineole đạt 0,2-65% hoặc 5-50%. Vì vậy, cây được được đánh giá và công nhận có nhiều  triển vọng trong sản xuất tinh dầu ở Úc và cả Việt Nam.

Chứng nhận tinh dầu của Tràm 5 gân

Trong báo cáo khảo nghiệm của Viện Cải thiện giống và phát triển lâm sản nói trên, lượng tinh dầu của các dòng vô tính cây Tràm 5 gân đã được nêu khá chi tiết. Cụ thể là:

– Các dòng vô tính có triển vọng tại Ba Vì (trồng tháng 8/2014, đo tháng 11/2016) là Q23.127, Q16.427 và Q15.38, cây có tỷ lệ sống 82,5-90%, hàm lượng tinh dầu 1,53-1,89%, tỷ lệ 1,8-cineole 60,32-61,79%.

– Các dòng vô tính có triển vọng tại Phú Lộc (trồng tháng 2/2011, đo tháng 6/2014) là Q15.13 và Q15.013 và Q15.32, cây có tỷ lệ sống 75-78%, hàm lượng tinh dầu 1,53-1,62%, lượng tinh dầu 26,57-30,38 g/cây, tỷ lệ 1,8-cineole 66,77-69,42%.

– Các dòng vô tính có triển vọng tại Phú Lộc (trồng tháng 2/2015, đo tháng 8/2016) là Q23.127, Q15.13, Q23.315, Q23.21 và Q15.38, có tỷ lệ sống 70-95% (riêng Q23.315 tỷ lệ sống đạt 67,5%), hàm lượng tinh dầu 1,89-2,16%, tỷ lệ 1,8-cineole 61,11-66,16%.

– Các dòng vô tính có triển vọng tại Thạnh Hóa (trồng tháng 12/2014, đo tháng 11/2016) là Q23.127, Q23.21, Q15.38 và Q23.315, có tỷ lệ sống 75- 95%, hàm lượng tinh dầu 1,98-2,61%, tỷ lệ 1,8-cineole 60,70-65,47%.

– Tràm gió bản địa của Việt Nam sinh trưởng chậm, hàm lượng tinh dầu thấp (0,63-1,08%), tỷ lệ 1,8-cineole thấp (16,91-29,82%), ít hiệu quả kinh tế.

Chứng nhận tinh dầu Tràm năm gân trong ứng dụng đời sống

Tinh dầu Tràm năm gân sản xuất có tên là tinh dầu niaouli, được sử dụng làm thuốc giảm đau, khử trùng, diệt khuẩn, mau lên sẹo, thông mũi, chống viêm phế quản, viêm xoang; dùng làm dầu massage, kem đánh răng, nước súc miệng, dầu tắm…

Ngoài ra, tinh dầu Tràm năm gân được dùng như một loại thuốc truyền thống để chữa ho, chữa thấp khớp, đau thần kinh, viêm màng nhầy mạn tính… Một công bố khác về cajeput oil (được ghi là M. quinquenervia) của Natural Standard Botton năm 2008 (www.naturalstandard.com) từ nghiên cứu trên động vật cho thấy, tinh dầu Tràm năm gân có thể chữa mụn nhọt, ức chế vi khuẩn Hilicobacter pylori (vi khuẩn gây đau dạ dày).

Sản phẩm Tinh dầu mới từ Tràm 5 gân

Tinh dầu Tràm năm gân đã chính thức lên kệ tại tinh dầu Hằng Phan. Hy vọng sản phẩm tinh dầu mới này của Hằng Phan sẽ được bạn ủng hộ mạnh mẽ. Hãy liên hệ đến 0982.831.028 (Ms Hằng) để được giải đáp cụ thể về loại tinh dầu này bạn nhé!

Nguồn thông tin: Khoa học Nông nghiệp

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội

Để lại bình luận