7

MÁCH MẸ BẦU CÁCH GIẢM SƯNG PHÙ BÀN CHÂN NHỮNG THÁNG CUỐI THAI KÌ

Trong 3 tháng cuối của thai kì, các bà mẹ thường có hiện tượng ” xuống máu chân” gây phù chân. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho mẹ bầu trong quá trình đi đứng.

1. Tại sao bà bầu thường hay bị phù sưng chân?

Phù chân là do nhiều nguyên nhân như:

Tăng cân trong thai kì, ít vận động, ngồi lâu hay ngồi nhiều, đứng nhiều

Do trong quá trình mang thai, lượng máu và dịch của cơ thể mẹ tăng gấp đôi so với bình thường để cung cấp dinh dưỡng, dễ khiến mẹ bị phù to

Thêm lí do nữa, cơ thể mẹ sinh hormon relaxin làm nới lỏng khớp xương chậu trước khi mẹ lâm bồn, làm giãn dây chằng bàn chân, làm chân to ra.

 2. Cách giảm hiện tượng sưng phù chân cho mẹ bầu 

 2.1 Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Kali, hạn chế muối

Thực phẩm chứa nhiều Kali
                                                                                                       Thực phẩm chứa nhiều Kali

– Để đảm bảo cân đối lượng dịch lỏng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm kali bởi ở những bà bầu bị phù chân, thường hay có hiện tượng thiếu kali, thừa Natri . Bên cạnh việc dùng một số loại viên uống vitamin trong thai kỳ, bạn có thể nạp thêm kali thông qua chế độ ăn hằng ngày.  Hàm lượng cao kali tự nhiên có mặt ở các loại thực phầm bao gồm:Khoai tây và khoai lang , Chuối, Các loại đậu, Nước ép trái cây, rau củ như: mận, lựu, cam, cà rốt…, Sữa chua, Cá hồi…

2.2 Uống nhiều nước

– Nghe có vẻ lạ nhưng thực chất đây lại là biện pháp giảm phù chân khi mang thai rất có hiệu quả.

Bởi việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Trái lại nếu uống ít nước, não sẽ gửi tín hiệu đến thận rằng cơ thể đang cần giữ nước làm tình trạng sưng phù thêm nặng hơn.

Mẹo để thôi thúc bạn uống nước nhiều hơn mỗi ngày là hãy sắm cho mình một chiếc bình hoặc cốc thật đẹp luôn mang ngay cạnh mình.

Uống nhiều nước

2.3 Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân

Những lúc ngủ hoặc chợp mắt vào giấc trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái. Tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả.

Gác chân lên cao
                                                                                                             Gác chân lên cao

Lý do vì việc nằm nghiêng một bên như vậy sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch này có chức năng bơm máu từ các chi dưới về tim).

Thêm vào đó, khi nghỉ ngơi, bạn có thể dùng gối để kê cao chân hơn vị trí của tim. Hành động này được cho là cũng góp phần giảm tình trạng sưng phù.

Ngoài cách này, bạn cũng có thể nằm ngửa và nâng chân gác lên tường nhà trong vài phút, thực hiện động tác như vậy khoảng vài lần trong ngày.

2.4 Đi bộ

Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả. Mẹ bầu nên đi lại thường xuyên để thúc đẩy máu lưu thông đều ở hai chân thay vì việc ngồi hay đứng quá lâu. Ngoài ra mẹ có thể chọn tập thêm yoga để ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.

2.5 Massage – ngâm chân

Mách mẹ một cách ngâm chân đơn giản nữa  giảm sưng chân hiệu quả, giúp mẹ thoải mái, dễ chịu hơn trong quá trình mang thai bé. Mẹ lấy 2-3 nhánh gừng dập dập cho vào chậu nước đun nóng, để nguội bớt rồi ngâm chân.

Đơn giản hơn nữa mẹ cho 4-5 giọt tinh dầu Gừng vào chậu nước ấm, khuấy đều và ngân chân khoảng 10- 15 phút. Ngâm buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp lưu thông hyết, giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn

– Ngoài ra, dự trự sẵn 1 lọ tinh dầu Tràm gió rất tiện massage tay chân hay các khớp gối mỗi khi mẹ bị đau đầu ( xoa thái dương), buồn nôn. Tinh dầu Gừng có thể giúp giảm mỡ bụng (xoa bụng) nhờ tính ấm, làm nóng của tinh dầu gừng.

Hỗ trợ tư vấn và mua hàng: 0982 931028
Group chăm sóc khách hàng: https://www.facebook.com/Tinh.Dau.Hue.Hang.Phan/

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội