04 tác dụng của Tinh dầu Tràm
Tinh dầu tràm được biết đến như một loại dược liệu tuyệt vời nhờ vào công dụng của tinh dầu tràm trong làm đẹp và hiệu quả đối với sức khỏe.
Vậy tinh dầu tràm là gì? Sử dụng tinh dầu tràm có tác dụng gì? Cách sử dụng tinh dầu tràm như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Cùng Tinh dầu Hằng Phan tìm hiểu về tinh dầu tràm và cách sử dụng tinh dầu tràm qua bài viết này nhé!
- Tinh dầu Tràm là gì?
- Công dụng của tinh dầu Tràm trong cuộc sống?
- Lưu ý khi sử dụng tinh dầu Tràm?
TINH DẦU TRÀM LÀ GÌ?
Cây Tràm là một loại cây có chứa rất nhiều dầu và được coi là dược liệu quý của Cung đình Huế thời xưa. Mùi hương từ lá Tràm rất thơm và dễ chịu có công dụng làm máu bầm tan nhanh, giảm đau nhức, tính dược liệu cao. Theo thời gian thì Tinh Dầu Tràm trở thành sản phẩm thiên nhiều người tin dùng.
Tinh Dầu Tràm chiết xuất từ cây Tràm (là loại cây trồng rất nhiều ở vùng Thừa Thiên Huế) bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ thân, cành, lá của cây. Thành phần chủ yếu của Tinh dầu Tràm là Cineol, α-Terpineol và các hoạt chất khác… Trong đó hàm lượng Cineol đóng vai trò quan trọng nhờ tính kháng khuẩn, ức chế cả siêu vi cúm, giúp phòng ngừa cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp.
Ngoài ra Tinh dầu Tràm còn giúp xua đuổi muỗi và côn trùng, sát trùng, khử khuẩn làm sạch không khí cho ngôi nhà của bạn.
Đặc biệt, đây là một trong số ít những loại tinh dầu sử dụng được cho bé sơ sinh, phụ nữ mang thai mà không gây bất kỳ tổn thương hay kích ứng nào nếu được dùng đúng cách.
CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU TRÀM TRONG CUỘC SỐNG
Tinh dầu tràm có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus
Các thành phần trong giọt tinh dầu tràm trà được phân tích theo các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, bao gồm: 41,5% terpinen-4-ol, 21,2% γ-terpinene, 10,2% α-terpinene, 3,5% terpinolene, 2,9% α-terpineol, 2,5% α-pinene, 2,1% 1,8-cineole, 1,5% ρ-cymene, 1% aromadendrene, 1% δ cadinene, 0,9% ledene, 0,9% limonen, 0,6% globulol, 0,4% sabinene, và 0,3% viridiflorol.
Trong đó thành phần Terpinen-4-ol, α-terpineol là hai thành phần chủ yếu trong dầu tràm nguyên chất với khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, kháng virus, chống viêm.
Trong dầu tràm nguyên chất, thành phần Terpinen-4-ol chiếm khoảng 97% hoặc α-terpineol chiếm khoảng 98% tùy từng loại dầu tràm.
Tinh dầu tràm 5 gân Hằng Phan với các hàm lượng Cineol vượt ngưỡng
Một số loại dầu tràm nguyên chất khác có chứa khoảng 99% 1,8-Cineole và được dùng làm chất khử trùng vết thương, trị bỏng, viêm da, dị ứng…
Ở Việt Nam loại dầu tràm nguyên chất chứa 99% 1,8-Cineole dùng để làm thuốc bôi chống viêm, chữa các vết bỏng hiệu quả, bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất để xoa bóp với tác dụng tinh dầu tràm là chữa đau nhức.
Công dụng của dầu tràm trong làm đẹp và chăm sóc da
Người ta sử dụng tinh dầu tràm làm liệu pháp bổ sung trong phẫu thuật, chăm sóc da làm đẹp và chăm sóc nha khoa.
Các sản phẩm chăm sóc da với dầu tràm bạn có thể sử dụng bao gồm xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng, dưỡng môi, kem thoa và sử dụng vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất để thư giãn.
Tinh dầu tràm được ứng dụng rộng rãi trong y tế (Ảnh minh họa)
Công dụng của dầu tràm trong điều trị các vết thương nhỏ
Nhờ vào khả năng kháng khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm của tinh dầu tràm nguyên chất (đặc biệt với các thành phần Terpinen-4-ol, α-terpineol, 1,8-cineole), bạn có thể ứng dụng tác dụng tinh dầu tràm như là một biện pháp điều trị vết thương nhỏ.
Tinh dầu tràm được ứng dụng rộng rãi trong y tế (Ảnh minh họa 2)
Chẳng hạn như chữa lành các vết đứt nhỏ, vết bỏng, làm đẹp, trị mụn, nấm ở kẽ ngón chân, nhiễm trùng móng tay nhẹ, nhiễm nấm âm đạo, và một số đề về phổi (sử dụng tinh dầu tràm cho vào bồn tắm hoặc bình xông hơi).
Tinh dầu tràm – an toàn trong việc điều trị mụn
Trong dầu tràm tinh khiết, Terpinen-4-ol, α-terpineol hoặc 1,8-cineole là các thành phần chính của tinh dầu tràm có tác dụng nổi bật của dầu tràm là kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Nhờ vậy mà khi bôi dầu tràm lên vùng da mụn sẽ giúp bạn có thể giảm sưng tấy hiệu quả, làm dịu da, kháng khuẩn và hạn chế các vi khuẩn mụn phát triển. Công dụng của dầu tràm trong làm đẹp là ngừa viêm nhiễm, làm giảm sự phát triển của mụn trứng cá.
Tinh dầu Tràm có công dụng điều trị mụn rất tốt (Ảnh minh họa 3)
Dầu tràm an toàn khi bôi trực tiếp lên một số vùng da cần chữa trị và hiệu quả tốt trong trị mụn và làm đẹp. Bạn có thể dùng dầu tràm ở dạng tinh khiết (98 – 100%) bôi trực tiếp dầu tràm vào vùng da bị mụn hoặc đang sưng tấy.
Dầu tràm sẽ phát huy khả năng kháng khuẩn và giảm tình trạng mụn sưng tấy của mụn một cách hiệu quả. Dầu tràm hiếm khi gây kích ứng.
Đối với một số người bị phát ban dị ứng (viêm da tiếp xúc) nên cẩn thận khi tiếp xúc với dầu tràm.
Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể dị ứng hoặc nổi mẩn đỏ, bạn có thể thử vài giọt tinh dầu tràm lên một vùng da nhỏ. Nếu không thấy phản ứng gì thì bạn có thể bôi dầu tràm ở vùng da cần chữa trị.
Bạn cũng có thể kết hợp dầu tràm với dầu ô liu, hoặc dầu hạnh nhân để làm giảm độ đậm đặc của tinh dầu tràm khi sử dụng tinh dầu.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM
Sử dụng dầu tràm không nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khi sử dụng tinh dầu, dầu tràm vẫn có thể gây:
- Kích ứng da
- Dị ứng da gây phát ban (viêm da)
- Ngứa
- Châm
- Đốt
- Scaling
- Đỏ da
- Khô da
Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu tràm nếu bạn có bệnh chàm.
Qua bài viết này, bạn đã biết Tinh dầu Tràm sở hữu những công dụng tuyệt vời như thế nào cho làn da của mình? Nếu cần tìm hiểu thêm, hãy gọi ngay Hotline 098 283 10 28 của Tinh dầu Hằng Phan để được tư vấn cụ thể hơn nhé!