ong-tao-ve-troi

23 tháng Chạp – Ông Táo về trời

Từ ngày 23 tháng chạp tức chỉ còn vỏn vẹn 2 ngày nữa, nhà nhà đã cảm nhận rõ không khí Tết, cùng mẹ đi chợ mua đồ cúng đưa ông Táo về trời. Điểm đặc biệt của ngày này không chỉ là ngày cuối cùng của năm cũ mà còn là dịp Ông Táo về trời, gửi đi những điều tốt lành và mang theo những kỷ niệm đáng nhớ. Và phong tục này có nguồn gốc từ đâu và tại sao phải cúng đưa ông táo? Và cách cúng như thế nào để có môt năm mới may mắn & thuận lợi? Hãy cùng Tinh dầu Hằng Phan tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Phong tục cúng tiễn Ông Táo về trời

Phong tục cúng Ông Táo về trời và việc ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp là một tín ngưỡng Văn hóa dân gian, một nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam, thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Xuất phát từ lòng thủy chung của Ông Táo nên người dân đã thờ cúng ông với ước nguyện ông sẽ luôn giữ sự nồng ấm, hạnh phúc cho gia đình.

Ông Táo được coi là thần linh giữ cổng trời, chịu trách nhiệm ghi chép về đời sống của mỗi gia đình, và cũng là người thông báo lên trời về cuộc sống của người dân. Để thể hiện tấm lòng của mình và mong muốn ông sẽ phù hộ và đem những ước nguyện của gia đình đem lên cho Ngọc Hoàng nên người Việt đã làm Lễ tiễn đưa ông Táo.

Phong tục cúng ông Táo về trời mang một ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sung túc.

ông-tao-ve-troi

Lễ vật cúng ông Táo bao gồm những gì?

ông-tao-ve-troi

 

Lễ cúng Ông Táo về trời thường bao gồm nhiều loại lễ vật, và mỗi vùng miền sẽ có điểm khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những thứ được cho là hữu ích cho ông trong hành trình trở về trời. Trong mâm Lễ bao gồm nhang đèn, tiền vàng, hương, nến, hoa tươi, bộ mã gồm hai bộ cho ông Táo, một bộ cho bà Táo.

Tham khảo thêm về nhang trầm hương tại: https://tinhdauhangphan.com/san-pham/nhang-tram-huong-nguyen-chat/

Ngoài miền Bắc thì mâm cúng sẽ có một phong tục không thể thiếu chính là thả cá chép vàng. Theo sự tích ông Táo sẽ hóa rồng lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên người dân sẽ có thêm 2 hoặc 3 con cá chép sống để thả.

Ở một số vùng như miền Trung, miền Nam người ta thường thay bằng cá chép giấy. Tuy nhiên một số gia đình từ Bắc vào Nam đều sẽ bổ sung cá chép vào mâm cúng.

Lưu ý khi thả cá chép đưa ông Táo về trời

– Thả cá, không thả túi nilong.
– Chọn nơi nước sạch và nhớ là vùng NƯỚC NGỌT để thả cá.
– Không quăng cá xuống mặt nước (cá sẽ chết).
– Không quăng tro, bát nhang, đồ thờ cúng xuống biển hoặc những khu vực cấm.
– Hãy giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng, dọn dẹp mọi thứ vương vãi sau khi đã thả cá.

 

Thời gian tốt nhất đưa ông Táo về trời?

Theo quan niệm dân gian, Lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành phải tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để đúng giờ tốt. Tuy nhiên các gia đình có thể lựa chọn cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp nếu không có điều kiện về thời gian.

Lời Kết

Ông Táo hay còn gọi là thần bếp, vị thần cai quản bếp núc những hoạt động của gia đình, ông giúp gia đạo bình an, xua đuổi những điều không may. Vì thế. hằng năm đến ngày này ai cũng sẽ chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đưa ông thuận lợi về chầu Ngọc Hoàng.

Hy vọng qua bài viết hôm nay sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về ngày 23 tháng Chạp đầy ý nghĩa này. Và không quên kính chúc bạn và gia đình có một năm mới thật nhiều sức khỏe và may mắn!

========================
🤝 LIÊN HỆ:
Hotline: 0982 831 028
=======================
TINH DẦU HẰNG PHAN – GỢI NGÀN CẢM XÚC!
37 Đoàn Thị Điểm, P.4, Tp. Vũng Tàu

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội

Để lại bình luận